“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
Tre từ lâu đã trở thành biểu trưng của nông thôn việt
Sau một thời gian tự mày mò, các nghệ nhân của làng Xuân Lai đã sáng chế ra phương pháp để sản phẩm có nhiều màu sắc, hoa văn mới lạ: cạo lớp vỏ xanh của thân tre rồi dùng rơm rạ để hun cho thân tre chuyển sang màu nâu, màu đen, sau đó bóc tách, chế biến thành các sản phẩm tùy theo yêu cầu của các đồ dùng vật dụng. Với công nghệ “tre hun khói - made in Xuân Lai”, người dân nơi đây đã tạo ra nhiều sản phẩm mới từ cây tre mang phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi tiếng khắp nơi. Mọi người dân từ già trẻ, thanh niên, phụ nữ cho đến trẻ em, hễ là người làng Xuân Lai đều được truyền dạy bí quyết nghề tre hun khói. Làng nghề dần dần đã khẳng định được chỗ đứng và tạo thương hiệu riêng cho mình.
Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, người dân lại có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm mới làm từ nguyên vật liệu như: nhựa dẻo, gỗ ép, nhôm, mê ca.… Điều này đã khiến làng nghề Xuân Lai nhiều lần lao đao, nghề tre hun khói bị mai một, thậm chí tưởng như bị “xóa sổ” hoàn toàn trước sức ép của nền kinh tế thị trường.
Sau một thời gian bị gián đoạn, cuối thập kỷ 90 làng nghề tre hun khói Xuân Lai dường như bừng tỉnh, hồi xuân trở lại với sản phẩm nghệ thuật độc đáo mới:Tranh tre hun khói Xuân Lai là sự kết hợp tinh tế, táo bạo của hình ảnh từ tranh Đông Hồ như: Đánh ghen, Hứng dừa, Đấu vật, Đám cưới chuột, Tùng, Cúc, Trúc, Mai.... thể hiện trên chất liệu tự nhiên là cây tre truyền thống. Mỗi bức tranh tre mang cảm xúc riêng của người nghệ sỹ sáng tạo ra nó, song tất thảy đều đậm hồn dân tộc, chuyển tải những thông điệp sâu sắc về đất nước và con người Việt . Kể với chúng tôi về quá trình hoàn thiện một bức tranh tre,.: Để hoàn chỉnh một bức tranh phải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mỉ: Từ khâu chọn tre đến xử lý bằng phương pháp ngâm truyền thống cũng mất 4 tháng để vừa chống mốc, mọt vừa giữ được độ dẻo, bền vốn có. Sau đó cạo vỏ cho vào lò hun để có màu nâu đen. Tiếp theo là pha cây, đánh bóng, ghép thành mê tranh theo từng loại kích cỡ, rồi in hình lên mảnh tre đã ghép và bắt đầu khắc tranh. Thao tác cuối cùng là đóng khung và hoàn thiện bức tranh.
Chị Bích Thúy - một nghệ nhân làng tranh Xuân Lai tâm sự: “Một bức tranh tre nghệ thuật phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thợ cạo. Không giống như các họa sỹ vẽ tranh đựơc sử dụng đủ màu sắc, thợ khắc tranh tre chỉ dùng một thanh sắt để cạo lớp vỏ màu nâu đen làm sao cho nổi bật các mảng hình khối dựa vào độ đậm - nhạt, sáng - tối”. Với hai màu đen, trắng trên chất liệu tự nhiên, những bức tranh tre mang một vẻ đẹp hoài cổ, bí ẩn nhưng thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Hiện nay, tranh tre đã và đang trở thành một thứ sản phẩm cao cấp, có giá trị trên thị trường được khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích.
Giờ đây, tranh tre Xuân Lai không những đạt đỉnh cao về nghệ thuật, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng mà còn là nguồn thu nhập chính của người dân trong làng. Các sản phẩm tranh tre liên tục được người dân nơi đây tìm tòi, sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh những bức tranh dân gian “gà lợn nét tươi trong” của tranh Đông Hồ, các bức tranh phong cảnh trữ tình, tranh thủy mặc (Trung Quốc), chân dung các vị lãnh tụ…cũng dần được các nghệ nhân khắc họa lên các bức tranh tre. Cuộc sống, con người Việt như hòa quyện nhuần nhị trên chất liệu tre Việt và khẳng định giá trị bản sắc truyền thống lâu đời của dân tộc, để khi xa ai cũng nhớ mãi.
Tranh anh hùng tương ngộ
220,000 VND
|
![]() |
Bàn tre tròn mặt kính sang trọng
420,000 VND
|
![]() |
Bàn tre hình chữ nhật mặt kính sang trọng
450,000 VND
|
![]() |
Bàn tre hình chữ nhật chân cao, mặt kính sang trọng
420,000 VND
|
![]() |
Bàn làm việc bằng tre loại nhỏ
450,000 VND
|
![]() |
Bàn tre tròn có chân gập được
320,000 VND
|