Nhiều bạn hàng trong và ngoài nước tự tìm đến HTX mua hàng, năm 2010 HTX vinh dự được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng bằng khen, hàng ngàn lao động địa phương nhờ đó mà có được công ăn việc làm trong lúc nông nhàn, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.
Ông Khổng Minh Trong, Chủ nhiệm HTX mây tre đan xuất khẩu Cao Thắng cho biết: Khi mới thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn không chỉ về vốn, kinh nghiệm mà còn về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ. Đại đa số lao động làm cho HTX là bà con trong thôn Mới (xã Cao Phong), họ chưa biết gì về nghề mới này. Ông Trong đã trực tiếp truyền dạy nghề đan mây cho bà con. Tháng 8/2006, HTX đã ký được hợp đồng 4 năm với Công ty TNHH Ngọc Sơn. Hiện nay, HTX có 16 máy chẻ mây và 16 máy vót mây. Sản phẩm của HTX gồm 2 loại, một loại đan bằng ruột mây hay còn gọi là hàng chao đèn, một loại xiên bằng cật mây gọi là hàng vuông. Bình quân một tháng HTX sản xuất ra khoảng 14.000 sản phẩm, trong đó có những loại như hàng mấn có giá 58.000 đồng/1 sản phẩm, chao đèn (loại lớn) 72.000 đồng/1 sản phẩm…Mỗi tháng HTX cung ứng 10.000 sản phẩm các loại cho Công ty TNHH Ngọc Sơn xuất đi 32 nước Châu Âu, ở trong nước HTX thường cung cấp sản phẩm cho các Công ty TNHH ở Hưng Yên, Hà Nội. Mới đây, HTX đã làm 7 bộ hàng mẫu cho Công ty Cổ phần sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ huyện Bình Xuyên xuất đi Đức.
Để làm ra một sản phẩm mây tre đan phải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu khi thu mua nguyên liệu, phải chọn những sợi mây trắng. Mỗi tháng HTX tiêu thụ hơn 100 tấn nguyên liệu, chủ yếu nhập nguyên liệu từ 6 tỉnh phía bắc. Trong quá trình làm ra sản phẩm, yếu tố thời tiết có ảnh hưởng rất lớn do đó cần phải tẩy nguyên liệu trước khi làm để chống mốc sau đó cho vào lò sấy. Cái khó nhất là kỹ thuật đan hàng, nhất là với những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó, HTX luôn chú trọng đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động. Gần 500 lao động của HTX thường xuyên được hướng dẫn cách chọn nguyên liệu, sơ chế và bảo quản sản phẩm. Đến nay toàn bộ đội ngũ của HTX đều thành thạo tay nghề. HTX còn phối hợp với Trung tâm khuyến công và phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc mở các lớp dạy nghề cho bà con các xã khác, năm 2010 HTX đã dạy nghề cho 105 học viên ở xã Liên Hoà (Lập Thạch) trong thời gian 2 tháng. Sắp tới đây, HTX chuẩn bị khai giảng một lớp dạy nghề đan mây cho bà con ở thị trấn Hoa Sơn (Lập Thạch)…
Đến thăm gia đình anh Khổng Xuân Trường (thôn Mới) một trong những hộ có thu nhập cao từ nghề sơ chế mây, mỗi tuần gia đình anh làm được 50.000m mây, 3 tạ rưỡi ruột mây. Nhờ chăm chỉ làm ăn, mỗi tháng gia đình anh thu được từ 3- 4 triệu đồng. Khoản thu nhập này đã góp phần trang trải thêm cho gia đình anh và tạo được công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn. Hộ anh Nguyễn Xuân Hồng cũng làm sơ chế mây, anh cho biết: Làm công việc này không đơn giản, phải qua rất nhiều khâu từ thu mua mây, đánh mày, sấy trắng, phơi khô, chẻ mây và vót mây. Một tuần gia đình anh làm được 70.000m mây, 2 tạ ruột mây. Nếu thời tiết nắng ráo thì việc phơi khô rất nhanh, nhưng nếu trời mùa đông thì phải phơi mất hàng tuần. Hiện nay, trong tổng số 160 hộ ở thôn Mới thì có tới 50% trong số đó làm mây tre đan. Năm 2009 UBND tỉnh đã công nhận làng nghề thôn Mới xã Cao Phong. Nhờ có làng nghề truyền thống này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã đổi thay rất nhiều. Đến nay trong thôn có 40 hộ giàu chiếm 25%, 100 hộ khá, chiếm 62%, không còn hộ đói, chỉ còn 6 hộ nghèo chiếm 3,7%.
Tranh anh hùng tương ngộ
220,000 VND
|
Bàn tre tròn mặt kính sang trọng
420,000 VND
|
Bàn tre hình chữ nhật mặt kính sang trọng
450,000 VND
|
Bàn tre hình chữ nhật chân cao, mặt kính sang trọng
420,000 VND
|
Bàn làm việc bằng tre loại nhỏ
450,000 VND
|
Bàn tre tròn có chân gập được
320,000 VND
|