Thứ sáu, 21/01/2011 - 11:24

“Sống” lại nghề mây tre đan

Khẳng định thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường được xem là hướng đi hợp lý của làng nghề Quảng Nam. Câu chuyện về việc làm “sống” lại nghề mây tre đan ở huyện Thăng Bình đã minh chứng cho điều này.

Sau khi phối hợp cùng xã Bình An tổ chức khai giảng lớp mây tre đan cho hơn 30 nông dân trên địa bàn xã, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Thăng Bình cũng đã hoàn thành việc tổng kết các lớp dạy nghề này tại các địa phương khác như Bình Phục, Bình Đào, Bình Dương… Tiếp thu những kiến thức cơ bản cũng như những kinh nghiệm sản xuất của nghề mây tre đan, việc gia công các sản phẩm thủ công như giỏ, tủ, bàn ghế, lẵng hoa… đã được nhiều chị em phụ nữ thực hiện hết sức bắt mắt, đem lại giá trị kinh tế đáng kể.

alt
Sản xuất mây tre đan ở huyện Thăng Bình.             Ảnh: Q.V

Chị Nguyễn Thị Hoa (tổ 2, thôn Tất Viên, xã Bình Phục) cho biết: “Sau khi được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề mây tre đan, hiện mỗi ngày tôi có thể gia công được 5 - 7 bộ branas. Vì đã được ký kết trước với Công ty TNHH Đông Huy nên chỉ cần sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật là được công ty mua lại với giá tương đối cao”. Với giá thành là 14,5 nghìn đồng/bộ branas, mỗi ngày người lao động có thể thu nhập khoảng 100 nghìn đồng. Cũng như chị Hoa, hiện nay ở xã Bình Phục có gần 50 gia đình nhận gia công các sản phẩm mây tre đan, tạo được nguồn thu nhập rất đáng kể.

Những năm qua, nghề mây tre đan cũng phát triển ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, do đầu ra không đảm bảo và giá nguyên liệu lại thất thường nên nghề này chưa ổn định. Gần đây, nhiều cơ sở đảm bảo đầu ra của sản phẩm và bảo trợ nguồn nguyên liệu cho người lao động nên đã thu hút được nhiều người tham gia sản xuất. Ông Trần Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phục cho biết: 

“Bên cạnh việc đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất - kỹ thuật, để phát triển làng nghề và đa dạng hóa ngành nghề, việc mở nhiều lớp khởi sự doanh nghiệp cũng đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Với sự đầu tư đúng mức và sự hưởng ứng tích cực của nhiều hộ dân, có thể kỳ vọng vào sự phát triển sâu rộng của nghề mây tre đan”.
(Bà Lê Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình)

“Trước đây, thông qua huyện Thăng Bình, địa phương đã liên hệ với một số công ty kinh doanh các sản phẩm mây tre đan trong và ngoài tỉnh tiến hành tập huấn kỹ năng nghề cho nhiều gia đình, nhưng do đầu ra không đảm bảo nên số lao động mỗi ngày một ít đi. Hiện nay, bước đầu người lao động chỉ gia công sản phẩm nhưng thu nhập từ nghề mây tre đan rất ổn định. Trong thời gian đến, một mặt chúng tôi đẩy nhanh việc vận động và hỗ trợ cho các gia đình tham gia sản xuất, mặt khác sẽ xác định hướng đi lâu dài và bền vững cho nghề này”.

Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng (Công ty TNHH Đông Huy đã nhận nhiều lô hàng mây tre đan ở các cơ sở sản xuất của huyện Thăng Bình xuất khẩu ra thị trường quốc tế), đã tạo điều kiện về việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Vì vậy, việc khuyến khích và mở rộng nghề mây tre đan là hướng đi không chỉ của riêng các địa phương như Bình Phục, Bình Đào, Bình Trị, Bình Phú… Ông Đỗ Võ Bán, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Thăng Bình nhấn mạnh:

“Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nên chúng tôi sẽ có kế hoạch phát triển sâu rộng nghề này. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công hỗ trợ sản xuất và thông qua các tổ chức trong và ngoài nước (tổ chức Lao động Quốc tế ILO là ví dụ) giúp đỡ về đào tạo nghề, hiện chúng tôi cũng đã giới thiệu sản phẩm ở nhiều huyện, thị trong và ngoài tỉnh. Nguồn nguyên liệu cũng được ngành chức năng huyện Thăng Bình quan tâm mở rộng diện tích trồng mây, tre ở các khu vực đồng bằng và các vùng đồi núi”.

Top
Tìm kiếm
Khoảng giá
  -  
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến